Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Gà con mới nở không cho ăn liền nên để khoảng 48 giờ sau thì mới tập cho gà ăn vì trong bụng của gà con còn túi trứng noãn hoàng có thể nuôi sống gà đông tảo trong vòng 3 ngày đầu. Nếu cho gà con ăn sớm sẽ khó tiêu hoá hết noãn hoàng dễ gây nên tình trạng trĩn địt ở gà.
A/. KỸ THUẬT ƯƠM GÀ:

1. Xuống ổ gà con:

Gà con vừa mới nở ra khỏi vỏ không nên cho xuống ổ ngay mà phải để trong máy ấp hay ổ ấp 24 giờ cho khô lông thì mới được đem xuống.

2. Chọn gà con:

- Nếu đi mua gà bán ở chợ hay lò ấp thì không nên chọn mua những con gà nguội hay gà cù là những con gà còn lại đèo đẹt, nhẹ cân, mập nước, gà còn lại quá 2 -3 ngày người bán không chăm sóc, không cho uống nước nên sự trao đổi chất bên trong bị giới hạn hoặc cho ăn quá sớm gà con còn noãn hoàng không tiêu hóa thức ăn được nên dễ dẫn đến trĩn đít.

- Chọn gà mới nở phải chọn những con gà nhanh nhẹn và đều nhau. Da chân săn, mình đầy lông, còn bụi lông tơ dính vào chân. Loại bỏ những con có tật như đầu không sọ, không lông, mù mắt, mỏ chèo, chân què, chân cao chân thấp, bụng mềm căng đầy nước, da bụng mỏng lộ cả ruột bên trong, có vòng đen quanh rốn, chưa phát triển lông vùng bụng, cánh chéo hoặc sệ.

- Gà con trên 1 tuần tuổi thường cắn mổ lẫn nhau có thể do thiếu dinh dưỡng, thiếu chất, lượng nhốt ở mật độ quá chật, ánh đèn quá chói mắt gà. Nên dùng kềm cắt 1/3 mỏ trên, gà đã cắt mỏ vẫn ăn uống bình thường nên dùng xanh Methylen sát trùng mỏ để tránh bị nhiễm trùng.



3. Cách cho ăn:

- Gà mới nở không cho ăn liền nên để khoảng 48 giờ sau thì mới tập cho gà ăn vì trong bụng của gà con còn túi trứng noãn hoàng có thể nuôi sống gà trong vòng 3 ngày đầu. Nếu cho gà con ăn sớm sẽ khó tiêu hoá hết noãn hoàng dễ gây nên tình trạng trĩn địt ở gà.

- Trong 2 ngày đầu chỉ cho gà con uống nước, ngày thứ 3 có thể cho gà ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như:  tấm, gạo, mè, . . . .v.v và từ ngày thứ 4 trở đi có thể cho gà ăn các loại thức ăn hỗn hợp.



4. Cách cho uống :
- Cho gà uống nước có pha các loại kháng sinh như: Ampicolifort, Tylanvit C hoặc Amoxypen để phòng ngừa các bệnh cho gà như: thương hàn, tụ huyết trùng, E.Coli, CRD, . . . .cho uống thường xuyên, dùng máng úp ngược, để máng trong chuồng ở nhiều nơi và thường xuyên chùi rửa bằng thuốc sát trùng và đem phơi nắng.
B. QUI TRÌNH PHÒNG BỆNH CHO GÀ:



TT
Ngày tuổi
Phòng bệnh
Phương thức
01
1 – 3
Ngừa bằng kháng sinh như: Ampicolifort hoặc Amoxypen
Cho uống
02
4
Newcastle lần 1
Nhỏ mắt, mũi
03
7
Gumboro lần 1
Cho uống
04
10
Đậu gà
Tiêm xuyên qua da cánh
05
11,12,13
Ngừa cầu trùng
Cho uống
06
15
Cúm gia cầm
Tiêm dưới da cổ hoặc ức
07
21
Newcastle lần 2
Nhỏ mắt, mũi
08
22,23
Ngừa cầu trùng
Cho uống
09
28
Gumboro lần 2
Cho uống
10
42
Tẩy giun
Cho uống
11
60
Newcastle lần 3
Tiêm dưới da



Lưu ý: Thời điểm tiêm phòng tốt nhất là vào lúc chiều mát.
Các hộ chăn nuôi, đặc biệt là những hộ có heo bị bệnh phải rắc vôi bột, phun hoá chất tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại, để trống chuồng ít nhất một tháng trước khi nuôi lứa heo mới.
Thời điểm này, dịch bệnh tai xanh trong tỉnh Bến Tre đã hoàn toàn được khống chế. Tuy nhiên ở một số tỉnh dịch vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Theo Cục Thú y, tính đến ngày 28/11/2010, cả nước vẫn còn 9 tỉnh có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày; trong đó có một số tỉnh lân cận trong khu vực như Trà Vinh, Cà Mau. Hiện nay nhu cầu về heo thịt và heo giống ở các thị trường đều tăng; một số nơi, heo con trở nên khan hiếm khi bà con bắt đầu nuôi lại. Tuy nhiên bà con chăn nuôi cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạt.
Để phòng tránh dịch bệnh tai xanh tái bùng phát và phát triển chăn nuôi ổn định, bà con cần chú ý một số việc như sau:
1. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại trước khi nuôi:
Các hộ chăn nuôi, đặc biệt là những hộ có heo bị bệnh phải rắc vôi bột, phun hoá chất tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại, để trống chuồng ít nhất một tháng trước khi nuôi lứa heo mới.
Các hộ chăn nuôi chưa có heo bị bệnh, sau khi xuất bán mỗi lứa heo phải thu dọn chất thải, vệ sinh, khử trùng tiêu độc; để trống chuồng trong thời gian tối thiểu là 7 ngày trước khi nuôi lứa heo mới.
Trong thời gian nuôi, hàng ngày phải dọn vệ sinh và định kỳ hàng tuần phun hoá chất tiêu độc khử trùng bằng các hóa chất sát trùng thông thường như: vôi bột, chlorine, iodine… hoặc các loại thuốc sát trùng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Về con giống
Khi mua heo giống nên xem xét kỹ nguồn gốc, tốt nhất là chỉ mua heo đã được kiểm dịch, nhốt riêng đàn heo mới mua 5-7 ngày để theo dõi.
3. Đối với khu vực chăn nuôi
Ở lối ra vào khu vực chăn nuôi cần có hố sát trùng, có giày, ủng và trang bị bảo hộ sử dụng trong trại.
Đối với các hộ gia đình thì không được nuôi thả rông, chuồng nuôi phải được che chắn, cách ly, nền chuồng phải cao ráo, tránh để các loại vật nuôi khác như gà, vịt… vào chuồng nuôi.
4. Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn trong đó cần chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là vắc-xin dịch tả và tụ huyết trùng, kết hợp chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho heo. Rút kinh nghiệm từ đợt dịch vừa qua cho thấy ở các trại có qui trình tiêm phòng đầy đủ thì ít xảy ra dịch bệnh thậm chí ngay khi xảy ra dịch tai xanh thì cũng thiệt hại ít và điều trị khỏi. Đặc biệt chú ý đối với phần lớn vắc xin là phải tiêm phòng đủ 2 mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì mới đảm bảo được khả năng bảo hộ.
Cuối cùng, khi phát hiện heo có biểu hiện bất thường, bà con chăn nuôi cần báo ngay cho cán bộ thú y, đồng thời tự giác thực hiện các biện pháp cách ly, không bán chạy heo để tránh phát tán mầm bệnh.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Thỏ cái giống: 4 chân khỏe, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu nhỏ, lưng phẳng, hông rộng, tính hiền, có 8 vú trở lên. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. Thỏ cái giống được chọn từ thỏ mẹ có tỷ lệ thụ thai cao, mắn đẻ, đẻ 5 - 6 lứa/năm, 6 - 7 con/lứa. Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80%, thích nghi tốt, không bệnh tật, tăng trọng nhanh. Thỏ đực giống: Nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu to vừa phải, mắt lanh, ngực to, lưng rộng, chân sau vạm vỡ, lông mướt và rậm, 2 hòn cà đều.
Phối giống


Biểu hiện thỏ cái động dục: Thỏ cái nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn, máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm. Bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống. Nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.


Thời gian phối giống: Vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3-4 giờ chiều), nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên một tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đưa thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4 - 6 giờ.


Chăm sóc, nuôi dưỡng


Thỏ mang thai 34-35 ngày. Trước khi đẻ, cho thỏ ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và có nhiều sữa nuôi con, cho ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ, thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1 - 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ và thỏ con. Thỏ đẻ không thích ồn ào, ánh sáng và mùi thuốc lá.


Theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con bị lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay. Cung cấp đủ nước uống, nếu thiếu nước khi đẻ thỏ mẹ sẽ ăn thịt thỏ con.
Phòng bệnh


Khi thời tiết, môi trường sống thay đổi, hãy bổ sung kháng sinh và vitamin cho thỏ khoảng 3 - 5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress.
Theo dõi đàn thỏ để phòng trị kịp thời các bệnh: Sình bụng, tiêu chảy, ghẻ, viêm mũi, tụ huyết trùng, cầu trùng.
Chăn nuôi heo rừng lai ngày nay không còn xa lạ với bà con chăn nuôi trong tỉnh. Thế nhưng chăn nuôi như thế nào, chăm sóc ra sao thì không phải ai cũng biết rõ. Vì vậy để chăn nuôi heo rừng lai đạt hiệu quả, bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:
1. Chọn giống
Nuôi heo rừng lai cũng giống như heo nhà nên việc chọn giống cũng rất quan trọng. Vì vậy bà con cần chú ý:
- Về hình thức: nên chọn những con có vóc dáng cân đối, lưng thẳng, bụng thon, nhanh nhẹn… Có màu sắc đặc trưng (màu hung đen hoặc xám đen), tính biệt rõ ràng…
- Về nguồn gốc: nên chọn mua heo ở những trại giống lớn, có uy tín nhiều năm liền.
- Con giống phải có giấy chứng nhận kiểm dịch và đã được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo qui định như: lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn…v..v.
2. Chuồng trại
Đối với heo rừng lai việc phòng bệnh là rất quan trọng, vì vậy xây dựng chuồng trại đúng cách đã góp phần rất lớn cho công tác phòng chống dịch bệnh.
- Chuồng được xây dựng đơn giản bằng gạch (khoảng 4m2 mỗi chuồng), có cửa chuồng, có mái che. Có thể xây theo kiểu hệ thống chuồng liên kề với các cửa thông nhau. Nên để một khoảng đất trống (có rào lưới chắc chắn – thường sử dụng là lưới B40) để thả heo con và để heo được sưởi nắng, diện tích tối thiểu là 4 m2/con.
- Trong khoảng đất trống nên trồng thêm một số cây để tạo bóng mát cho heo. Càng nhiều cây rậm rạp càng tốt vì chúng thích hợp với bản chất của con heo rừng.
- Trong chuồng nên có một hồ nước xây nghiêng để heo vào uống nước và dầm mình. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp.
- Chuồng nên xây trên nền đất cao ráo, dễ thoát nước, không ẩm ướt để tránh nước đọng và cũng dễ dàng vệ sinh chuồng trại. Trong nền chuồng nên treo ụ bằng lá chuối khô và rơm khô.
- Không nên tận dụng các chuồng trại cũ đã nuôi heo nhà để thả heo rừng, vì mầm bệnh tồn đọng của heo nhà có thể lây sang heo rừng. Mặt khác, khu nuôi phải cách xa khu dân cư và đường sá vì chúng luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
3. Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Giai đoạn 1 tháng trước khi sanh, heo mẹ cần được cung cấp đầy đủ và ổn định thức ăn tinh để tránh tình trạng heo con sinh ra bị xù lông, đổ ghèn, tiêu chảy, đi xiêu vẹo 2 chân sau….
- Heo con mới sinh cần được ở trong môi trường khô ráo và đủ ấm.
- Heo con một tuần tuổi cần chích bổ sung sắt. Một tháng tuổi thì tập heo con ăn bằng thức ăn tinh. Đến 1.5 tháng tuổi thì tách mẹ.
- Sau khi tách mẹ (1.5 đến 2 tháng tuổi) heo con được đưa sang chuồng rộng và nuôi ghép với nhiều bầy cùng lứa (10 đến 15 con/chuồng 400m2). Giai đoạn này rất quan trọng để heo con hình thành bộ khung, sức đề kháng để phát triển tốt. Do đó cần bổ sung thức ăn đầy đủ và bổ dưỡng, nên cho ăn thức ăn được nấu chín để dễ hấp thụ.
- Thức ăn của heo rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của heo rừng bị biến đổi và đôi khi heo lại bị bệnh tiêu chảy.
- Thức ăn gồm có: thức ăn xanh tươi (cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh v.v.. ), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm…). Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
- Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều, một heo rừng lai trưởng thành mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2-3kg thức ăn các loại. Ngoài ra cần phải cung cấp nước uống đầy đủ, nên sử dụng nguồn nước sạch đã qua khử trùng.
- Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thay nước trong hồ.
4. Phòng bệnh
Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... Do đó cần phải tiêm phòng và định kỳ tẩy giun sán.
- Tiêm phòng vắc xin các loại bệnh như: lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… mỗi năm một lần.
- Định kỳ tẩy giun, sán 03 tháng một lần, trừ giai đoạn mang thai.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Cũng giống như các loại gia súc khác là phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ) kiểm tra cá thể con giống như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng.
Kỹ thuật chăn nuôi dê
Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, chính nhờ những đặc tính đó mà một số hộ dân trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư và thoát nghèo. Để chăn nuôi dê được ổn định, ngày càng phát triển kinh tế gia đình, bà con cần chú ý nắm vững một số kỹ thuật sau:
I- CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI
Nên thiết kế gồm 3 phần như sau:
1. Chuồng trại: chuồng dê có thể là căn nhà hoặc lán trại đơn giản nhưng phải đảm bảo ở nơi khô ráo, sạch sẽ thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ vệ sinh, có rãnh thoát phân và nước tiểu. Chuồng dê tốt nhất nên làm hướng Đông Nam để mát về mùa hè ấm về mùa đông.
2. Cũi, lồng, chuồng dê: có thể làm bằng tre, gỗ, tầm vong hay tận dụng vật liệu sẵn có. Tất cả đều phải chắc chắn, gọn gàng không để dê chui qua, lọt chân. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 50–80 cm. Chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích: Dê đực giống: 1,5 -2 m2, dê thịt 0,6m2.
3. Sân chơi: là phần nền đất, tiếp giáp với chuồng có hàng rào bảo vệ. Khu vực sân chơi phải quang đãng, thoáng mát, có bóng râm, phẳng không đọng nước. Sân chơi thường có diện tích rộng bằng 3 lần diện tích chuồng nuôi.
II. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
Cũng giống như các loại gia súc khác là phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ) kiểm tra cá thể con giống như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng.
a) Chọn giống dê cái:
- Ngoại hình: Chọn những dê có ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu, thân hình cân đối khỏe mạnh, da mềm, lông bóng. Bầu vú nở rộng, cân đối, núm vú dài và đưa về phía trước có nhiều mạch máu nổi trên bầu vú
- Khả năng sinh sản: Khoảng cách lứa đẻ đều đặn, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống cao.
- Khả năng sinh trưởng: chọn những con có chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn những con khác trong đàn tại thời điểm sơ sinh, lúc 6 tháng tuổi, lúc phối giống, tuổi đẻ lứa đầu tiên.
b) Chọn giống dê đực:
Chọn những con đực có ngoại hình đẹp, đầu cổ kết hợp hài hòa, thân mình cân đối khỏe mạnh, 4 chân vững chắc, hai dịch hoàn to đều, dáng nhanh nhẹn, tính hăng tốt.
III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
a) Thức ăn cho dê:
Thức ăn cho dê rất đa dạng gồm: các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây (so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt….), phế phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu...), các loại củ quả (khoai lang, bí đỏ, chuối... ), thức ăn tinh, thức ăn khoáng. Thức ăn thô xanh thường chiếm khoảng 55 – 70% khẩu phần ăn của dê.
b) Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Dê con từ sơ sinh đến 10 ngày tuổi.
- Dê con sau đẻ được lau khô, cắt rốn và cho bú sữa đầu ngay. Lưu ý khi cắt rốn phải vuốt sạch máu và cắt cách cuốn rốn 3-4cm.
- Phải giữ ấm cho dê con, không được cho dê con xuống đất tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
- Trường hợp dê con sinh ra yếu cần phải hỗ trợ cho dê con bú bình bằng cách vắt sữa đầu cho dê con bú ngày 3-4lần. Nếu dê mẹ không cho con bú thì phải giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi vắt ít sữa vào miệng cho dê con quen dần sau đó giữ nguyên cho dê con bú no. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi dê mẹ chịu cho bú trực tiếp. Chú ý phải hướng dê con bú đều cả 2 vú.
+ Dê con từ 11  đến 45 ngày tuổi.
- Trường hợp nuôi dê cao sản (trên 1lít sữa/ngày): nên tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa, thường vắt sữa 02 lần/ngày lúc sáng và chiều tối. Sau mỗi lần vắt nên cho dê con bú để khai thác hết sữa mẹ, sau đó tuỳ lượng sữa dê con bú được mà cho bú bình thêm 300-350ml ngày 2-3lần. Tổng lượng sữa dê con bú được từ mẹ là 450-600ml/ngày.
- Đối với chăn nuôi hộ gia đình và dê cho sữa dưới 1lít/ngày thì tách mẹ vào ban đêm (từ 5giờ chiều hôm trước đến 6giờ 30 sáng hôm sau). Dê mẹ được vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng sau đó cho dê con theo mẹ cả ngày và không cần cho bú bình thêm
- Từ ngày thứ 11 cần tập cho dê con ăn những thức ăn dễ tiêu như: chuối chín, bột bắp, bột đậu nành rang và đặc biệt là các loại lá non, cỏ non khô ráo sạch sẽ.
+ Giai đoạn 46 – 90 ngày tuổi.
Cho dê ăn từ 50 – 100g thức ăn tinh, lượng thức ăn tăng dần cho đến khi dê con tự ăn và không cần sữa mẹ. Cần cung cấp đủ nước uống sạch cho dê con.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng dê hậu bị:
- Chọn những con dê cái, dê đực có ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát dục tốt chuyển sang nuôi hậu bị. Dê hậu bị được nuôi theo khẩu phần quy định để tăng khả năng sinh trưởng phát triển. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh.
- Cung cấp đủ nước sạch, tăng cường cho dê vận động, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sân chơi, máng ăn, uống sạch sẽ.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái sinh sản.
- Chu kỳ động dục của dê là 21 ngày (dao động 18 – 23 ngày) thời gian mang thai biến động 145 – 157 ngày, phải chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ cho dê trước khi sinh 5 – 7 ngày.
- Khi có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần và cao nhất là 2 tháng cuối, vì vậy phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt.
- Dê chửa ở giai đoạn cuối không nên chăn thả xa chuồng và tuyệt đối không được nhốt chung với dê đực.
- Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ đầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển.
+ Chăm sóc dê đẻ.
- Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở những chuồng cao ráo, ấm áp.
- Chuẩn bị cũi, ổ nằm cho dê con và dụng cụ đỡ đẻ. Bố trí người trực đỡ đẻ cho dê.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
- Theo dõi sức khoẻ đàn dê hàng ngày, không cho dê ăn thức ăn ướt, dính nước mưa, bùn đất. Cho dê uống nước sạch có bổ sung thêm một ít muối.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, sân chơi, máng ăn, uống hàng ngày, tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi 2 tuần/lần.
- Hàng ngày trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phải kiểm tra từng con nhằm phát hiện những con bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng hơi đầy bụng để kịp thời điều trị.
- Tách riêng những con bệnh với con khỏe để theo dõi và tránh lây lan trong đàn.
- Định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vaccin để phòng bệnh truyền nhiễm cho dê như: lở mồm long móng, đậu, tụ huyết trùng…
Chúc bà con chăn nuôi thành công !
Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm thường là một khu vực ngoài trời được quây lại (còn gọi là chuồng quây) có hệ thống rào chắc chắn, có bể chứa nước (bể đất hoặc bể xi măng) có khu vực cho cá sấu ăn và nhiều cây bóng mát.
Xây dựng chuồng nuôi

Địa điểm làm chuồng quây cần chọn nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, kín gió (có thể trồng cây để chắn gió), chú ý là cây không được che khuất ánh sáng mặt trời buổi sáng và buổi chiều chiếu vào chuồng quây.

Có thể dùng gỗ, lưới kim loại, các tấm tôn để rào quây chuồng hoặc xây tường bao bằng gạch pa panh. Rào sâu ngập trong đất ít nhất 50cm để tránh cá dũi đất tẩu thoát. Tường rào xây cao khoảng 1,4m có thể nuôi cá sấu cỡ dài 2m an toàn.

Trong chuồng nuôi nhất thiết phải có nước cho cá sấu đầm mình vì vậy phải có ao hoặc bể xây.

Ao đất (hoặc bể đất) nếu đào nông khó giữ nước, đào sâu cá sấu đã xuống nước sẽ khó lên bờ nên cần dùng các khúc gỗ, tảng đá hoặc tấm xi măng nhẵn xếp vào bờ hoặc kè ao giúp cho cá lên bờ dễ dàng. Ao có dòng nước chảy vào-ra nhưng vẫn giữ được mức nước ổn định là tốt nhất.

Bể xi măng chìm không sâu quá 75cm. Nếu cùng một chuồng các bể xây có độ cao thấp khác nhau, thì cá sấu có xu hướng tụ tập ở phía dưới.

Chuồng nuôi cá sấu kích thước 30x30m có hệ thống hai bể song song, thành bể có bờ thoải dốc, độ sâu trung bình ở giữa bể là 60cm. Khi cần cọ rửa vệ sinh cần tháo cạn nước ở một bể, tất cả cá sấu sẽ sang bể bên cạnh. Nhờ thế công việc dọn dẹp nước sẽ không làm ảnh hưởng gì đến cá sấu đang nuôi.

Các chuồng nuôi cần có khu vực rộng láng xi măng để cá sấu nằm phơi nắng. Nên trồng các loại cây có lá xanh quanh năm, cây thân gỗ có tán thấp và rộng để tạo được nhiều bóng râm. Trung tâm nghiên cứu gia cầm ở Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) còn nuôi cá sấu trong nhà kết hợp với sàn phơi nắng, bể chứa nước và cây bóng mát ở ngoài trời, nhờ vậy cá sấu được bảo vệ tốt hơn và khỏi bị rắn độc cắn.
Mật độ nuôi

Cỡ cá sấu từ 1 đến 3 tuổi, mật độ thưa 0,6-1 con/m2 ở điều kiện bình thường. Mật độ 3 con/m2 với điều kiện cho ăn tốt, giữ được vệ sinh chuồng trại.
Cho ăn và chăm sóc

Cần cho cá sấu ăn đủ và thức ăn phù hợp. Cá sấu hầu như không có khả năng đồng hóa đạm có nguồn gốc thực vật.

Thường cho cá ăn những loại thức ăn như lòng lợn, lòng bò, lòng gà vịt, cá đồng, cá biển, chuột.

Cần dựa vào thức ăn còn lại của chiều ngày hôm trước để điều chỉnh thức ăn cho vừa đủ. Theo dõi nhiều lần cho cá sấu ăn sẽ đoán được nguyên nhân cá không ăn hết thức ăn, do thức ăn không phù hợp, do thời tiết hay do chuồng trại bị xáo trộn làm cho cá sấu hoảng sợ.

Nuôi sau 19 tháng ở vùng nhiệt đới cá sấu nước lợ nuôi bằng cá (cá được cắt thành miếng nhỏ) dài trung bình 1,06m, nặng 4kg; sau 4 năm dài 2m, nặng 37kg. Nếu cho cá ăn bằng thịt bò xô cá sẽ lớn nhanh hơn. Cá sấu đực thường lớn nhanh hơn con cái. Nuôi cá sấu Cuba ở Viện Chăn nuôi cho ăn bằng cá mè, cá rô phi, cứ 4,5kg cá nước ngọt được 1kg cá sấu tăng trọng.
Cách cho ăn

Phải cho cá sấu ăn thức ăn tươi, cắt thành các mảnh nhỏ để cá sấu dễ nuốt và không để ruồi nhặng bâu. Hai ngày cho cá ăn một lần.

Đặt thức ăn lên các tấm ván hoặc các miếng tôn để dễ dàng quét dọn, di chuyển. Máng cho ăn nên dài và không quá 10cm láng xi măng nhẵn và dốc thoai thoải thông với mương tiêu. Khi quét dọn máng ăn có thể dùng vôi nước để xối rửa và dùng chổi cán dài, để quét dọn. Phía trên các máng ăn chừng 80cm nên căng lưới và để không cho chim chóc sà xuống ăn và tranh thức ăn của cá sấu.

Chú ý: Nên có chuồng cách ly để nuôi riêng những con cá sấu yếu, ở chuồng cách ly nên dùng nguồn nước riêng, máng ăn luôn sạch và có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Ngoài ra còn lập ra khu riêng có nhiều ngăn chuồng nhỏ để nhốt cá sấu trước khi giết, mổ. Hiện nay, thị trường thế giới cần 2 triệu tấn da cá sấu là 600-700USD. Thịt cá sấu có lượng đạm 21-22%, mỡ 1-1,5%, tro 1,3% là món ăn đặc sản trong nước. Đó là chưa kể nhiều nước nuôi cá sấu như ở Thái Lan, Cuba để kinh doanh du lịch đã thu nguồn ngoại tệ đáng kể. Trại nuôi cá sấu lớn nhất của Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông là 57400 con (2001). ở nước ta đang nuôi cá sấu nước ngọt (sấu xiêm Crodylus siamensis) cá sấu nước lợ (cá sấu hoa, sấu lửa C. prosus) và cá sấu Cuba (C. thombifer), nhiều hộ nuôi cá sấu có hiệu quả như ông Nam Trường Sơn ở Buôn Ma Thuật, ông Phạm Văn Mười ở Quận Gò Vấp, TPHCM nuôi 300 con trên diện tích 700m2; ông Nguyễn Hữu Thọ ở Long Xuyên, An Giang là một doanh nghiệp tư nhân, trang trại nuôi một vạn con cá sấu nhỏ, 4000 con cá sấu thịt, giá trị chung khoảng 15-20 tỷ đồng.
Kiến vàng là một loại côn trùng đã có từ rất lâu. Nhiều nhà vườn đã thấy lợi ích của kiến vàng trong các vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, nông dân chưa biết rõ vai trò của kiến vàng, là một loại thiên địch giúp nông dân tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng trái ngon và sạch (không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật), ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Vì thế, phục hồi việc nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn trái để hạn chế sự gây hại của một số sâu hại chính là  rất cần thiết.

Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, Họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.
Nuôi kiến vàng để phòng trừ một số sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.
Kiến vàng có 3 dạng cá thể: Kiến thợ (nhỏ và lớn), Kiến đực và Kiến chúa. Kiến thợ lớn quản lý cùng nhau và đảm nhận việc xây tổ; trong khi đó thì việc quản lý những ấu trùng và di chuyển chúng qua lại được đảm nhận bởi những Kiến thợ nhỏ. Không phải tổ nào cũng có Kiến chúa, chỉ có một số tổ có Kiến chúa, có tổ có tới trên 90 Kiến chúa. Mật số Kiến thợ tăng cao vào tháng 3 & 4 có thể do có một vài cơn mưa đầu vụ, cây cối đâm chồi, hấp dẫn một số côn trùng đến gây hại đủ thức ăn cho Kiến vàng. Với nguồn thức ăn này, mật số Kiến thợ gia tăng nhanh và khi mật số kiến trong tổ quá cao thì kiến chia đàn để xây dựng đàn mới hoặc tổ mới. Thời gian này cũng là thời điểm phân đàn rõ rệt nhất và cũng là thời điểm tạo đàn mới lý tưởng nhất. Thời gian thả Kiến vàng vào vườn tốt nhất là trong tháng 9 và 10, vì vào thời điểm này tổ kiến có Kiến chúa.
Cách nuôi thả kiến vàng trong vườn:

Nên thu thập các ổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình từ 20 cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá, vì thường các tổ này dễ có Kiến chúa hơn.

Kiến hôi diệt Kiến vàng nên phải diệt Kiến hôi trước khi thả Kiến vàng. Kiến vàng mới và Kiến vàng có sẵn trên cây cũng xung khắc nhau, chúng sát hại lẫn nhau và trong lúc "chiến đấu" chúng tiết ra chất acid formic làm cho cành cây bị rám vỏ sau đó khô đi và bị chết; nên phải diệt chúng trước khi thả kiến mới. Nếu không diệt được hết Kiến cũ thì phải thả Kiến mới từ trên xuống để Kiến mới xua đuổi Kiến cũ xuống dưới gốc cây.

Để tránh kiến đánh diệt lẫn nhau, khi thu thập tổ kiến, nên thu thập các tổ cùng một cây và để vào cùng một túi để các tổ kiến này cùng một nhóm. Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để thu thập tổ kiến thả vào vườn mới. Thả ít nhất 2 tổ đặt vào các cháng ba, cháng tư của cây. Cần phải cho Kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, vịt, đầu cá... lên cây, nhất là trong mùa khô thiếu thức ăn kiến sẽ bỏ đi, nhưng không cho ăn thường xuyên, chỉ cho ăn vài ba tháng một lần vì cho ăn nhiều kiến sẽ làm biếng không di chuyển và đi săn mồi. Để kiến có điều kiện phát triển và phân bố đều trong vườn, cần tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ (giăng dây hay gác cây từ cây này sang cây kia kiến sẽ di chuyển qua lại theo đường đó). Kiến vàng sinh sống được trên tất cả các loại vườn: độc canh, xen canh và vườn tạp. Tuy nhiên, ở các vườn độc canh có trồng các cây khác như Mận, Xoài, Cóc hay Bình bát, Quao, Gòn trên bờ mương xung quanh vườn thì mật số kiến vàng nhiều hơn.

Kiến vàng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, vì thế nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học. Khi bắt buộc phải sử dụng nên dùng dầu khoáng hoặc thuốc ít độc đối với kiến (thuốc nhóm Cúc tổng hợp giết kiến mạnh và nhanh nhất), phun vào buổi chiều, khi kiến ít hoạt động và đã tập trung về tổ hoặc lúc sáng sớm. Tránh phun trực tiếp lên tổ. Để việc sử dụng kiến vàng có hiệu quả cần chú ý mật số kiến phải đủ, phân bố đều trong vườn và ổn định quanh năm.

Nuôi kiến vàng trên các vườn cây có múi là một biện pháp sinh học có hiệu quả cao, ít tốn kém và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Cá lóc Nhím là một trong những đối tượng nuôi được ưa chuộng trên thị trường hiện nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Có nhiều hình thức nuôi cá lóc Nhím tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng gia đình như: nuôi trong ao đất, trong giai lưới, trong bể bạt, trong bể xi măng.
Trong đó một hình thức nuôi phổ biến và phù hợp với điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế là nuôi trong bể xi măng. Nhằm giúp bà con tiếp cận với đối tượng và hình thức nuôi này, sau đây tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá lóc Nhím trong bể xi măng.

1. Một số loài cá lóc phổ biến và đặc điểm sinh học của cá lóc

1.1. Một số loài cá lóc phổ biến ở Việt Nam

* Cá lóc đen (cá tràu)

- Mô tả: Cơ thể hình lăng trụ, đầu dẹp, đuôi tròn. Lưng và hai bên hông sậm màu với những đốm đen và màu gạch, bụng màu trắng; đầu to như đầu rắn, gãy khúc, miệng có đủ răng, vảy rất lớn.

- Sinh học: Sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt và nước lợ, ở tầng giữa. Độ pH: 7.0 – 8.0; độ cứng: 20; nhiệt độ: 23 – 27 °C. Thức ăn bao gồm cá, ếch nhái, rắn, côn trùng, giun đất, nòng nọc và động vật giáp xác. Di cư từ sông Mekong vào các vùng nước xung quanh, xâm nhập vào vùng ngập lũ theo mùa và trở về nơi cư trú khi mùa khô đến. Cá sốngsót qua mùa khô bằng cách tự chôn mình vào bùn ở đáy hồ, kênh và đầm lầy để giữ ẩm cho phổi và tiêu thụ chất béo dự trữ trong cơ thể.

- Nơi sống và sinh thái: cư trú ở ao hồ, các nhánh sông vừa và nhỏ, suối, vùng ngập lũ và các con kênh chảy chậm; ưa thích các cánh đồng nước đục và có bùn; sống trong đầm lầy và các con sông miền đồng bằng. Thường xuất hiện ở độ sâu 1-2 m, nước tĩnh.

- Phân bố: Việt Nam: cả ba miền; Thế giới: trải dài từ Pakistan đến miền nam Trung Quốc.

* Cá chuối (cá quả)

- Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, ở tầng giữa. Thức ăn gồm động vật giáp xác, côn trùng cỡ lớn, ếch nhái và cá.

- Nơi sống và sinh thái:Cư trú nơi có đáy bùn và thực vật nổi ở sông hay hồ.

- Phân bố: Việt Nam: miền Bắc, lưu vực sông Hồng; Thế giới: miền Nam Trung Quốc. Loài này cũng du nhập vào Đài Loan, Nhật Bản và Philippin.

* Cá lóc bông

- Mô tả: Cá trưởng thành có một sọc to và đậm dọc theo thân, cá non có hai sọc màu cam dọc theo thân.

- Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, ở tầng

giữa, nhiệt độ thích hợp: 25-28 °C. Thức ăn chủ yếu là cá, đôi khi ăn cả

động vật giáp xác.

- Nơi sống và sinh thái: cư trú ở vùng trũng và đầm lầy; sống ở vùng nước sâu; trong các dòng chảy và kênh lớn nước tĩnh hay chảy chậm.

- Phân bố: Việt Nam: đồng bằng sông Cửu Long; Thế giới: Thái Lan, Lào,

Campuchia, Malaysia và Indonesia.

* Cá lóc môi trề

- Đây là loài chưa được mô tả và đặt tên chính thức. Tuy nhiên, cá lóc môi trề được nuôi rất phổ biến ở những vùng ngập lũ như An Giang và Đồng Tháp. Cá lóc môi trề có bề ngoài tương tự như cá lóc đen nhưng đuôi có màu phớt xanh, đặc biệt môi dưới trề ra, đặc điểm này lộ rõ ở những cá thể trưởng thành.

* Cá lóc nhím

- Là con lai giữa cá lóc môi trề và cá lóc đen, đây là loài cá được nuôi phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường.

1.2. Đặc điểm sinh học của cá lóc

* Phân bố và tập tính sống

- Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ. Chúng có mặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa… Cá thích sống nơi có thực vật thủy sinh (rong, cỏ, bèo…) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.

- Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 -12‰), độ pH thích hợp 6.3 -7.5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25-30°C. Cá thường trú ẩn trong lùm cây cỏ.

- Đặc biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời).

- Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao, vèo và bể bạt…

* Đặc điểm dinh dưỡng

- Cá mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng trong 3 ngày. Từ ngày thứ 4 – 5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là các loài động vật phù du kích cỡ nhỏ vừa với cỡ miệng chúng (luân trùng, trứng nước) hay lòng đỏ trứng. 5-7 ngày sau cá có thể ăn trùn chỉ hay thức ăn tổng hợp dạng bột.

- Khi cá lóc đạt chiều dài khoảng 5 – 6 cm thì có thể rượt bắt các loại cá, tép con có kích cỡ nhỏ hơn. Khi cá có chiều dài trên 10cm thì khả năng rình bắt mồi rất tốt và có tính ăn như cá trưởng thành.

- Cá lóc là động vật ăn thịt, có tập tính rình bắt mồi. Trong điều kiện nuôi, cá quen dần với việc ăn thức ăn tĩnh, cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên tổng hợp.

* Đặc điểm sinh trưởng

- Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọng càng nhanh.

- Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực, do vậy tỉ lệ sống trong tự nhiên của cá thấp.

- Trong ao nuôi, có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống của cá cao và đạt trọng lượng trung bình 0,5 – 0,8 kg/con sau 6 – 8 tháng (cá lóc đen và lóc bông); 0,6-0,7kg/con sau 3,5 – 4 tháng (cá lóc môi trề và đầu nhím).

2. Chọn địa điểm và xây dựng bể nuôi

2.1. Chọn địa điểm nuôi

- Đảm bảo nguồn nước tốt, cấp thoát nước một cách chủ động. Có thể sử hoặc

nước ao hồ, sông để nuôi cá, nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì tốt nhất nên có bể lọc.

- Bể nuôi nên xây gần nhà để tiện trong việc chăm sóc và quản lý và bảo vệ.

- Chọn những vùng đất ít bị ảnh hưởng của lũ lụt.

2.2. Xây dựng bể nuôi

- Diện tích bể nuôi từ 10 – 100 m² tùy theo điều kiện từng gia đình.

- Nếu bể nuôi có diện tích lớn thì nên ngăn ra thành các bể nhỏ để tiện chăm sóc và có thể tách riêng cá theo từng cỡ để nuôi khi cá phân đàn.

- Bể nuôi có độ sâu từ 1 – 1,5 m. Có thể xây bể nổi hoặc bể chìm. Xây bể chìm thì bể sẽ chắc chắn hơn và nhiệt độ nước trong bể nuôi ổn định hơn so với bể nổi hoàn toàn trên mặt đất. Tuy nhiên chỉ xây bể chìm khoảng 1/2 – 1/3 chiều cao của bể, nếu xây chìm quá thì sẽ khó thoát nước và bể nuôi dễ bị ngập khi xảy ra mưa lụt.

- Đáy bể nên nghiêng về cống thoát nước để có thể thoát nước được dễ dàng. Đặt ống thoát nước kết hợp luôn với chống tràn để chống ngập nước khi có mưa lớn.

- Xung quanh bể rào lại bằng lưới hoặc phên tre đan để cá lóc ngăn cá lóc nhảy ra ngoài và tránh bị ngập lụt vào mùa mưa lũ.

- Ao nuôi có thể sử dụng mái che hoặc dùng lưới che để giảm nắng giảm nhiệt độ nước ao nuôi vào mùa nắng.

3. Xử lý bể trước khi nuôi

- Đối với bể mới xây:

+ Dùng phèn chua hoặc dùng thân chuối chát xắt nhỏ cho nước vào đầy

bể xi măng và tiến hành ngâm bể từ 7 – 10 ngày để làm sạch xi măng mới.

+ Xả nước ngâm ra và cho nước sạch vào để rửa sạch bể rồi ngâm tiếp bể bằng nước sạch.

+ Xả nước và rửa lại bể sau đó cho nước mới vào, bón vôi để ổn định pH,

đo các yếu tố môi trường nếu phù hợp thì tiến hành thả cá.

+ Tốt nhất đối với bể mới xây nên tiến hành thả cá để thử nước. Sau 3 ngày nếu cá thả thử nước vẫn sống tốt thì tiến hành thả giống.

- Đối với bể cũ:

+ Chỉ cần ngâm bể bằng nước sạch 2 – 3 ngày rồi tiến hành chùi rửa sạch sẽ cho nước vào.

+ Bón vôi để ổn định và nâng cao pH, tiến hành đo các yếu tố môi trường nếu phù hợp thì tiến hành thả giống.

4. Lựa chọn và thả giống

4.1. Lựa chọn con giống

- Ngoại hình cá cân đối, vây, vẩy đầy đủ, không xây xát, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không có dấu hiệu nhiễm bệnh.

- Kích cỡ cá thả: Nên thả cá giống đồng cỡ để tránh thả hiện tượng phân đàn, cạnh tranh thức ăn và ăn thịt lẫn nhau. Để hạn chế tỉ lệ hao hụt, người mới nuôi nên thả cá có cỡ khoảng 8 – 10cm.

4.2. Thả cá giống

Cá lóc giống

- Mật độ thả tùy theo trình độ nuôi của từng gia đình, kích cỡ cá thả, khả năng cung cấp thức ăn v.v…. Tuy nhiên mật độ thả không quá 50 con/m². Mật độ thả thích hợp từ 10 – 25 con/m².

- Nên thả cá giống vào lúc sáng sớm, hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào những lúc trời nắng nóng hoặc trời có mưa.

- Trước khi thả cá cần ngâm bao cá trong ao từ 10 – 15 phút để cân

bằng nhiệt độ nước trong bao cá và ngoài ao. Sau đó cho nước từ từ vào bao cá và để cá tự bơi ra ngoài.

- Để phòng bệnh cho cá, trước khi thả cá cần tắm cho cá bằng nước muối với nồng độ 2 – 3% (với 10 lít nước ta hoà 2 lạng – 3 lạng) trong thời gian từ 5 – 10 hút. Trong thời gian tắm nước muối cần quan sát hoạt động của cá, nếu cá phản ng mạnh cần thả cá ra ao.

5. Chăm sóc và quản lý cá nuôi

5.1. Thức ăn và chế độ cho ăn

Cá tạp

* Thức ăn:

- Cá lóc là động vật thịt, rất háu ăn.Trong tự nhiên cá chỉ ăn các mồi động, có tập tính rình bắt mồi.

- Đối với cá lóc nuôi ta có thể sử dụng các loại thức ăn như sau:

+ Các loại cá tạp giá rẻ, tép nhỏ, cua ốc ngoài ruộng đồng.

+ Nên cho cá ăn thêm thức ăn chế biến để khi không có nguồn cá tạp thì

có thể sử dụng thức ăn chế biến để thay thế. Thức ăn chế biến bao gồm:

cá tạp (hoặc bột cá), cám gạo, bột bắp, bột sắn với hàm lượng đạm trong thức ăn lớn hơn 20%.

+ Có thể sử dụng tép hoặc khuyết khô để làm thức ăn cho cá nếu không có nguồn cá tạp. Sử dụng thức ăn loại này ít làm bẩn nước nhưng giá thành thức ăn sẽ cao và cá chậm lớn hơn.

Giun quế

+ Ngoài ra ở những địa phương có nhiều nguồn phân trâu, phân bò có thể kết hợp nuôi giun quế để làm thức ăn bổ sung đạm cho cá nuôi cũng như các động vật nuôi khác.

* Chế độ cho ăn

- Nên cho cá ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát để đảm bảo cho cá

phát triển nhanh.

- Thời điểm mới thả giống thức ăn cá tạp cần được xay nhuyễn để vừa với cỡ miệng của cá hoặc hấp chín rồi lấy phần thịt cho cá ăn.

- Khi cá lớn hơn thì chỉ cần cắt cá tạp vừa với cỡ miệng của cá.

- Không sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối để cho cá ăn.

- Tốt nhất nên sử dụng sàn ăn để cho cá ăn để có thể điều tiết lượng thức ăn phù hợp và làm giảm ô nhiễm nước trong bể giúp hạn chế thay nước.

- Khẩu phần ăn cho cá hằng ngày sẽ được định lượng cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở các giai đoạn phát triển của cá
+ Ngoài ra tùy theo điều kiện sức khỏe của cá, điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

5.2. Chăm sóc, quản lý cá nuôi

- Giữ môi trường nước trong sạch, định kỳ 2 – 3 ngày thay nước một lần.

- Hằng tháng tiến hành cân cá để kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá nuôi.

- Nếu có nhiều bể nuôi nên tiến hành phân cỡ cá nuôi riêng từng bể để đảm bảo cá phát triển tốt, hạn chế cạnh tranh thức ăn.

- Sử dụng lưới hoặc phên tre để rào quanh bể cá nuôi tránh trường hợp cá nhảy ra khỏi bể và ngăn không cho cá thoát ra ngoài khi bị ngập lụt

6. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

6.1. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp

- Xử lý bể cẩn thẩn trước khi thả cá để diệt trừ các mầm bệnh trong bể nuôi.

- Chọn mua cá giống chất lượng cao, không mua cá bị bệnh. Tắm cá bằng nước muối để phòng bệnh trước khi thả.

- Cho cá ăn đầy đủ số lượng và chất lượng để nâng cao sức đề kháng của cá.

- Bón vôi và treo túi vôi đầu nguồn nước cấp để phòng bệnh cho cá.

- Duy trì các yếu tố môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Chủ động nguồn nước để thay khi môi trường nuôi bị ô nhiễm

6.2. Một số bệnh thường gặp

a) Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas

* Tác nhân gây bệnh:

Do vi khuẩn Aeromonas gây ra

* Dấu hiệu bệnh lý

- Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn, bỏ ăn nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối, cá mất nhớt. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và kí sinh trùng kí sinh. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.

- Cá bị bệnh xoang bụng xuất huyết.

* Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

- Trị bệnh

+ Cá giống dùng phương pháp tắm trong thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20 – 50 ppm hoặc Streptomycine nồng độ 20 – 50 ppm.

+ Cá thịt dùng phương pháp trộn vào thức ăn để cho ăn. Sulfamid với liều lượng 150 – 200mg/kg cá/ngày.

b) Bệnh nấm thủy mi

* Tác nhân gây bệnh:

Do các loài nấm thủy mi gây ra

* Dấu hiệu bệnh lý:

- Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

- Bệnh xuất hiện nhiều ở trong ao nước tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, mật độ nuôi dày, cá giống bị xây xát. Vết thương ngoài da do kí sinh trùng, vi khuẩn gây ra.

* Phòng và trị bệnh

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổnghợp.

- Trị bệnh: Tắm bằng formol nồng độ 200 – 300 ppm trong 15 – 30 phút hoặc phun xuống ao, bể nuôi 2 lần/tuần với nồng độ 10 – 20 ppm.

c) Bệnh trùngg bánh xe Trichodina

* Tác nhân gây bệnh

- Xuất hiện ở ao nuôi mật độ cao, môi trường bẩn.

- Hình tròn, vận động như bánh xe quay tròn.

- Ký sinh trên da, mang, gốc vây, xuất hiện mùa mưa, nhiệt độ môi trường thấp.

* Biểu hiện: Có nhớt màu trắng hơi đục, nổi đầu nơi nước chảy, ngứa ngáy, nhô đầu lên mặt nước, lắc mạnh đầu, lờ đờ, đảo lộn, chìm xuống đáy, chết.

* Phòng, trị bệnh:

- Phòng: Giữ môi trường nuôi luôn sạch, mật độ nuôi không quá dày.

- Trị:

+ Dùng Sulphat đồng (CuSO4) ngâm, nồng độ 0,5-0,7g/m³ nước hoặc tắm cá, nồng độ 2-5 g/m3 nước trong 5 – 15 phút.

+ Dùng muối ăn (NaCl) 2-3% tắm cá 5 – 15 phút.

d) Bệnh trùng quả dưa

* Tác nhân gây bệnh:

- Do trùng quả dưa Ichthyophthiriosis gây ra.

* Dấu hiệu:

- Ký sinh trên da, mang và vây, bám tập trung phát triển thành các đám hạt màu trắng, nhìn thấy bằng mắt thường.

- Thường gặp cá giống.

* Biểu hiện: Nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.

* Phòng, trị bệnh:

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

- Không nuôi mật độ dày, không thả lẫn với cá khỏe.

- Trước khi thả dùng hỗn hợp muối ăn (NaCl) và thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều lượng 7 kg muối ăn + 4 g thuốc tím/m³, tắm cho cá trong 10-15 phút.

7. Thu hoạch cá nuôi

Thu hoạch cá tránh vào những thời điểm nhiều cá đồng để đảm bảo giá cá bán được cao hơn.

- Sau khi nuôi khoảng 4 tháng ta tiến hành thu tỉa những cá lớn (đạt cỡ 0,5 – 0,6 kg/con) thu hoạch

- Sau 5 tháng nuôi cá đạt được kích thước thương phẩm (0,5 – 0,6 kg/con) ta tiến hành thu hoạch toàn bộ cá trong bể nuôi.
Kiến vàng là một loại côn trùng đã có từ rất lâu. Nhiều nhà vườn đã thấy lợi ích của kiến vàng trong các vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, nông dân chưa biết rõ vai trò của kiến vàng, là một loại thiên địch giúp nông dân tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ cây trồng mà không cần sử dụng thuốc hóa học.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng trái ngon và sạch (không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật), ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Vì thế, phục hồi việc nuôi kiến vàng trên vườn cây ăn trái để hạn chế sự gây hại của một số sâu hại chính là  rất cần thiết.

Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, Họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.
Nuôi kiến vàng để phòng trừ một số sâu hại phổ biến trên cây ăn trái.
Kiến vàng có 3 dạng cá thể: Kiến thợ (nhỏ và lớn), Kiến đực và Kiến chúa. Kiến thợ lớn quản lý cùng nhau và đảm nhận việc xây tổ; trong khi đó thì việc quản lý những ấu trùng và di chuyển chúng qua lại được đảm nhận bởi những Kiến thợ nhỏ. Không phải tổ nào cũng có Kiến chúa, chỉ có một số tổ có Kiến chúa, có tổ có tới trên 90 Kiến chúa. Mật số Kiến thợ tăng cao vào tháng 3 & 4 có thể do có một vài cơn mưa đầu vụ, cây cối đâm chồi, hấp dẫn một số côn trùng đến gây hại đủ thức ăn cho Kiến vàng. Với nguồn thức ăn này, mật số Kiến thợ gia tăng nhanh và khi mật số kiến trong tổ quá cao thì kiến chia đàn để xây dựng đàn mới hoặc tổ mới. Thời gian này cũng là thời điểm phân đàn rõ rệt nhất và cũng là thời điểm tạo đàn mới lý tưởng nhất. Thời gian thả Kiến vàng vào vườn tốt nhất là trong tháng 9 và 10, vì vào thời điểm này tổ kiến có Kiến chúa.
Cách nuôi thả kiến vàng trong vườn:

Nên thu thập các ổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình từ 20 cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá, vì thường các tổ này dễ có Kiến chúa hơn.

Kiến hôi diệt Kiến vàng nên phải diệt Kiến hôi trước khi thả Kiến vàng. Kiến vàng mới và Kiến vàng có sẵn trên cây cũng xung khắc nhau, chúng sát hại lẫn nhau và trong lúc "chiến đấu" chúng tiết ra chất acid formic làm cho cành cây bị rám vỏ sau đó khô đi và bị chết; nên phải diệt chúng trước khi thả kiến mới. Nếu không diệt được hết Kiến cũ thì phải thả Kiến mới từ trên xuống để Kiến mới xua đuổi Kiến cũ xuống dưới gốc cây.

Để tránh kiến đánh diệt lẫn nhau, khi thu thập tổ kiến, nên thu thập các tổ cùng một cây và để vào cùng một túi để các tổ kiến này cùng một nhóm. Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để thu thập tổ kiến thả vào vườn mới. Thả ít nhất 2 tổ đặt vào các cháng ba, cháng tư của cây. Cần phải cho Kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, vịt, đầu cá... lên cây, nhất là trong mùa khô thiếu thức ăn kiến sẽ bỏ đi, nhưng không cho ăn thường xuyên, chỉ cho ăn vài ba tháng một lần vì cho ăn nhiều kiến sẽ làm biếng không di chuyển và đi săn mồi. Để kiến có điều kiện phát triển và phân bố đều trong vườn, cần tạo điều kiện cho kiến di chuyển từ cây này sang cây khác để săn mồi và làm tổ (giăng dây hay gác cây từ cây này sang cây kia kiến sẽ di chuyển qua lại theo đường đó). Kiến vàng sinh sống được trên tất cả các loại vườn: độc canh, xen canh và vườn tạp. Tuy nhiên, ở các vườn độc canh có trồng các cây khác như Mận, Xoài, Cóc hay Bình bát, Quao, Gòn trên bờ mương xung quanh vườn thì mật số kiến vàng nhiều hơn.

Kiến vàng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu, vì thế nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học. Khi bắt buộc phải sử dụng nên dùng dầu khoáng hoặc thuốc ít độc đối với kiến (thuốc nhóm Cúc tổng hợp giết kiến mạnh và nhanh nhất), phun vào buổi chiều, khi kiến ít hoạt động và đã tập trung về tổ hoặc lúc sáng sớm. Tránh phun trực tiếp lên tổ. Để việc sử dụng kiến vàng có hiệu quả cần chú ý mật số kiến phải đủ, phân bố đều trong vườn và ổn định quanh năm.

Nuôi kiến vàng trên các vườn cây có múi là một biện pháp sinh học có hiệu quả cao, ít tốn kém và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Chăn nuôi gà thịt theo mô hình chuồng lạnh (trại kín , 4 trại kích thước 12 m x 100 m) tại xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
 
Đầu tháng 3/2012, Công ty Unitek Enterprise chính thức triển khai dự án chăn nuôi gà thịt với mô hình chuồng lạnh tại xã Bàu Cạn, Long Thành, Đồng Nai.
 
Với sự đầu tư chuồng trại quy mô, kỹ lưỡng trên tổng diện tích 19,084  m2 , ngày 12/3/2012 Công ty Unitek Enterprise đã chính thức cho triển khai đợt nuôi đầu tiên với số lượng 30.000 con.
 
Trong thời kì Việt nam đang tiến gần hơn đến vị thế một nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á, Công Ty Unitek cố gắng ở mức cao nhất nhằm thỏa mãn  tiêu chí của người tiêu dùng là chọn lựa những sản phẩm vừa đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm vừa có giá cả hợp lý, việc chăn nuôi gà thịt của Unitek trong mô hình trại kín vừa là 1 bước tiến trong việc xây dựng Công Ty Unitek lớn mạnh vừa là thực hiện đúng lời cam kết đối với khách hàng với tiêu chí kiểm soát chất lượng 1 cách nghiêm túc từ trang trại đến bàn ăn  và hơn tất cả là mục tiêu xuất khẩu trong 1 tương lai gần nhất.
 
Một số hình ảnh tại trại gà: